Rụng tóc nhiều là bệnh gì? Làm sao để ngăn ngừa rụng tóc?

Rụng tóc là hiện tượng bình thường mà ai cũng gặp phải. Tuy nhiên, nếu lượng tóc rụng mỗi ngày một nhiều, rụng tóc bất thường cũng có thể là dấu hiệu ‘’cảnh báo’’ những căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn. Vậy tóc rụng nhiều là bệnh gì? Nguyên nhân nào khiến tóc rụng triền miên? Cùng chúng tôi điểm danh các bệnh lý, nguyên nhân gây rụng tóc để bạn có cách khắc phục hiệu quả nhất. 

Rụng tóc nhiều là bệnh gì
Rụng tóc nhiều là bệnh gì? Những nguyên nhân nào gây rụng tóc?

1. Rụng tóc nhiều là bệnh gì?

Rụng tóc là hiện tượng phổ biến mà ai cũng từng gặp phải trong đời. Theo nghiên cứu của Viện Da liễu Hoa Kỳ, người trưởng thành rụng từ 50-100 sợi tóc mỗi ngày. Với khoảng 100.000 sợi tóc trên đầu thì sự rụng nhỏ đó không đáng chú ý. Tóc rụng theo chu kỳ nhất định và tóc mới mọc ra để thay thế tóc đã mất, tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng xảy ra.

Rụng tóc bất thường được xác định khi bạn rụng hơn 100 sợi tóc mỗi ngày, điều này có thể phát triển dần dần theo năm tháng hoặc xảy ra đột ngột. Nếu bạn đang cố gắng kiểm tra xem liệu mình có đang thực sự rụng tóc bệnh lý hay chỉ là rụng tóc bình thường, bạn cần xem xét 2 lý do:

  • Lượng tóc rụng mỗi ngày là bao nhiêu, đã vượt quá giới hạn hay chưa.
  • Tóc rụng nhiều là biểu hiện của bệnh về tóc hay bệnh lý toàn thân khác.
tóc rụng nhiều là bệnh gì
Nếu tóc rụng hơn 100 sợi mỗi ngày, có thể bạn đã bị chứng rụng tóc bệnh lý

Điều quan trọng bạn nên theo dõi tình trạng rụng tóc của mình mỗi ngày. Khi nhận thấy lượng tóc rụng tăng lên, rơi khắp nhà, mắc trong lược chải đầu, mắc trong cống thoát nước… có thể số lượng tóc rụng ở tình trạng báo động. Lúc này, bạn cần gặp bác sĩ để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân khắc phục, việc ngăn rụng tóc càng sớm càng giúp bạn tránh được nguy cơ hói đầu. 

2. Những bệnh lý gây chứng rụng tóc nhiều

Mỗi người bị rụng tóc do những nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số bệnh lý có thể gây ra chứng rụng tóc mà bạn nên cân nhắc:

2.1. Thiếu máu

Máu vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng mà bạn nạp vào để nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh từ gốc. Vì vậy, nếu bạn bị thiếu máu sẽ khiến tóc không nhận đủ dưỡng chất cần thiết dẫn đến tóc khô xơ và gãy rụng. 

2.2. Bệnh lý da đầu

Nấm da đầu, hắc lào, vảy nến, á sừng… là các bệnh lý nhiễm trùng do vi nấm, vi khuẩn ở da đầu gây ra chứng rụng tóc. Bệnh có thể khiến tóc rụng thành mảng dẫn đến các vết hói lớn theo thời gian. Các vị trí da đầu bị viêm nhiễm thường có màu đỏ, có vảy và gây ngứa hoặc nặng hơn là các vết loét hoặc mụn nước. 

rụng tóc là bệnh gì
Các bệnh lý nấm da đầu gây viêm nang tóc, khiến tóc rụng nhiều

2.3. Đa nang buồng trứng

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là căn bệnh gây tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới, ảnh hưởng từ 5-10% phụ nữ trên thế giới. Triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm kinh nguyệt không đều, tăng cân nhẹ và rụng tóc. Vì vậy, khi bạn có những triệu chứng trên, hãy thăm khám để được chữa trị kịp thời. 

2.4. Rụng tóc từng mảng (Alopecia Areata)

Rụng tóc từng mảng còn được gọi là rụng tóc do sẹo. Đây là loại rụng tóc hiếm gặp, trong đó tình trạng viêm phá hủy nang tóc và khiến mô sẹo hình thành khiến tóc vĩnh viễn không mọc lại. 

Rụng tóc theo mảng có thể diễn ra từ từ, chậm đến mức bạn không nhận ra triệu chứng nhưng cũng có thể rụng tóc cùng một lúc. Các triệu chứng khác bao gồm ngứa da đầu dữ dội, sưng tấy…

Mô sẹo hình thành sẽ khiến vùng da đầu bị rụng tóc vĩnh viễn
Mô sẹo hình thành sẽ khiến vùng da đầu bị rụng tóc vĩnh viễn

2.5. Bệnh lý tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp xảy ra do quá trình tăng hoặc giảm sản xuất hormone Thyroxine và Tri-iodo-thyronine, gây ra bệnh suy giáp hoặc cường giáp. Các bệnh lý tuyến giáp khiến tóc bạn rụng và mỏng đi từng ngày. 

Rụng tóc bệnh lý là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau, do đó khó có thể xác định chính xác tình trạng rụng tóc của bạn là do bệnh gì. Để xác định chính xác, bạn nên đến bệnh viện da liễu kiểm tra để chẩn đoán. 

3. Những nguyên nhân khác gây rụng tóc bất thường

Ngoài nguy cơ mắc các bệnh lý trên, rụng tóc thường liên quan đến một hoặc nhiều yếu tố sau:

3.1. Di truyền

Loại rụng tóc phổ biến nhất là rụng tóc nội tiết tố nam có tính di truyền và liên quan đến tuổi tác. Đây là dạng rụng tóc nghiêm trọng (hói đầu) thường bắt đầu ở người trưởng thành trẻ tuổi và dần dần tiến triển theo độ tuổi. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, một số gen ảnh hưởng đến chứng rụng tóc hói đầu. Một gen như vậy ảnh hưởng đến cách các nang tóc phản ứng với các hormone được gọi là androgen (còn được gọi là hormone nam).

Đối với nam giới, rụng tóc hói đầu thường bắt đầu ở thái dương và lan rộng đến đỉnh đầu. Đối với phụ nữ, bạn có thể nhận thấy tóc ở phần rẽ ngôi mỏng dần, tóc rụng thưa mỏng lộ da đầu.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rụng tóc, hói đầu
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rụng tóc, hói đầu

3.2.Tuổi tác (lão hóa)

Hầu như tất cả mọi người sẽ nhận thấy tóc rụng nhiều khi họ già đi. Các tế bào của chúng ta liên tục phát triển và chết đi, thay thế các tế bào mới. Khi chúng ta giàu đi, các tế bào trong cơ thể chết đi nhanh hơn so với tái tạo. Quá trình này tương tự đối với tóc. Khi bạn già đi, da đầu ít sản xuất dầu nhờn hơn khiến cho tóc yếu và dễ rụng.

3.3. Căng thẳng

Áp lực công việc, gia đình, cuộc sống.. có thể làm tăng nguy cơ rụng tóc. Bản thân chứng rụng tóc nhiều cũng có thể gây căng thẳng, tạo thành một vòng luẩn quẩn. Chứng rụng tóc căng thẳng được gọi là Telogen effluvium, đây chỉ là rụng tóc tạm thời. Khi bạn điều chỉnh căng thẳng, tóc bạn sẽ mọc trở lại. 

3.4. Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng

Thiếu hụt dinh dưỡng sẽ làm gián đoạn chu trình phát triển của tóc, khiến tóc thiếu dinh dưỡng trở nên mỏng yếu và rụng dần. Nếu cơ thể bạn thiếu hụt sắt, vitamin D, kẽm, protein.. tóc của bạn sẽ rụng nhiều hơn bình thường. 

3.5. Sử dụng sản phẩm làm đẹp tóc

Thường xuyên tác động nhiệt, hóa chất lên tóc có thể gây hại cho nang tóc, khiến tóc mỏng yếu và rụng nhiều hơn. Việc nhuộm, uốn, duỗi thường xuyên hay buộc tóc đuôi gà quá chặt.. là những cách làm đẹp tóc ‘’sai cách’’, khiến tóc bị tổn thương và khó hồi phục. Hoặc việc vuốt keo/gôm/sáp tạo kiểu tóc cũng có thể gây bít tắc nang tóc, khiến tóc mỏng yếu và rụng đi. 

Nếu những tình trạng này tiếp diễn thường xuyên, bạn có thể sẽ đối mặt với nguy cơ rụng tóc vĩnh viễn.

3.6. Rối loạn nội tiết

Rụng tóc sau sinh là tình trạng phổ biến mà bà mẹ nào cũng gặp phải
Rụng tóc sau sinh là tình trạng phổ biến mà bà mẹ nào cũng gặp phải

Những người mắc các bệnh như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (CAH) có mức androgen cao hơn, có thể gây rụng tóc nhiều. 

Những yếu tố khác cũng có thể gây ra những thay đổi về mức độ hormone của bạn như mang thai, sinh con, mãn kinh, suy giáp…cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc. Ngay cả việc thay đổi thói quen uống thuốc điều trị bệnh cũng có thể khiến tóc bạn mỏng đi nếu thuốc ảnh hưởng đến nồng độ hormone của bạn. 

3.7. Tác dụng phụ của thuốc điều trị

Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây ra tác dụng phụ rụng tóc. Do đó, nếu bạn đang uống thuốc trị bệnh, bạn có thể hỏi bác sĩ liệu rụng tóc có phải do thuốc hay không. 

Nếu bạn đang hóa trị hoặc xạ trị thì rụng tóc là điều khó tránh khỏi. Khi ngừng hóa-xạ trị, tóc bạn sẽ mọc trở lại bình thường. 

3.8. Chăm sóc tóc không đúng cách

Gội đầu quá thường xuyên, chải tóc khi còn ướt, gội đầu bằng nước nóng… là những thói quen không tốt khiến da đầu mất đi lớp dầu tự nhiên và khiến tóc bị tổn thương, khô xơ dẫn đến gãy rụng. 

4. Những triệu chứng đi kèm rụng tóc cảnh báo vấn đề nghiêm trọng

chú ý đến sự thay đổi của cơ thể để thăm khám kịp thời
Ngoài triệu chứng rụng tóc, bạn hãy chú ý đến sự thay đổi của cơ thể để thăm khám kịp thời

Nếu chỉ là rụng tóc thì có thể chưa đáng lo ngại vì bạn có thể phục hồi bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, nếu rụng tóc nhiều kèm theo các triệu chứng dưới đây, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay:

  • Mệt mỏi, uể oải: Bên cạnh rụng tóc nhiều, cơ thể bạn luôn mệt mỏi không rõ lý do có thể là do bạn không bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu. Những người bị suy dinh dưỡng cũng thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng. 
  • Rụng lông mi, mày: Nếu bạn bị rụng tóc và rụng lông mi, lông mày, nguy cơ cao liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Cơ bắp đau nhức: Tóc rụng đi kèm đau nhức cơ bắp có thể là triệu chứng của bệnh lý suy giáp do mất cân bằng hormone.
  • Móng tay giòn, dễ gãy: Rụng tóc, móng tay giòn, dễ gãy có thể là dấu hiệu cơ thể thiếu sắt. Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác như đau ngực và tay chân lạnh. 
  • Phát ban: Ban đỏ nổi toàn cơ thể, đau khớp, khô mắt và rụng tóc là những triẹu chứng của bệnh Lupus ban đỏ, một chứng bệnh tự miễn. 

Mỗi biểu hiện bất thường của cơ thể đều là tín hiệu cảnh báo cho bạn biết rằng cơ thể không thật sự khỏe mạnh. Vì vậy nếu cảm thấy chứng rụng tóc kéo dài bất thường, bạn có thể chủ động tìm ra nguyên nhân để khắc phục sớm. 

5. Cách cải thiện tình trạng rụng tóc nhiều 

Xác định nguyên nhân gây rụng tóc, bác sĩ sẽ hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh khác nhau. Song song với quá trình chữa bệnh, bạn có thể lên kế hoạch lâu dài để chăm sóc, hồi phục mái tóc để tránh nguy cơ hói đầu khi còn trẻ.

Nguồn gốc hình thành sợi tóc nằm ở tế bào gốc nang tóc- nơi mầm tóc phát triển và quyết định đến sức khỏe sợi tóc. Đó là lý do các nhà khoa học vẫn luôn tìm kiếm những giải pháp kích hoạt tế bào gốc nang tóc, giúp tóc phát triển tự thân mà không cần can thiệp đến các phương pháp y khoa như cấy tóc, laser.

Redensyl là thế hệ phân tử kích mọc tóc mới được nghiên cứu dựa trên y học tái tạo, phát triển tại viện Induchem, Thụy Sĩ. Redensyl được chứng minh có khả năng tác động trực tiếp vào tế bào nhú bì nằm trong mầm tóc, nơi tế bào biệt hóa, từ đó thúc đẩy tóc phát triển chắc khỏe từ bên trong, hạn chế gãy rụng. 2 trong 4 thành phần chính Redensyl đã được cấp bằng sáng chế là DHQG và EGCG2. 

Hoạt chất kích mọc tóc Redensyl là gì?
Hoạt chất kích mọc tóc tiên tiến Redensyl

Bộ sản phẩm kích mọc tóc Kelina là một trong những dòng sản phẩm đầu tiên ứng dụng thành công hoạt chất Redensyl trong việc kích thích mọc tóc cấp độ tế bào, ngăn rụng tóc hói đầu với sự kết hợp độc đáo từ bộ 3 sản phẩm cao cấp: Dầu gội ngăn rụng tóc Kelina, dầu xả mềm mượt Kelina và serum siêu kích mọc tóc Kelina. 

Bộ sản phẩm mọc tóc Kelina được phát triển trên công thức kết hợp Redensyl và hàng loạt dưỡng chất thiên nhiên nổi tiếng như: Chiết xuất lá bạch quả, chiết xuất lá trà xanh, chiết xuất nhân sâm, tinh dầu bưởi, Vitamin E, Vitamin B5, chiết xuất dầu dừa, Collagen… 

Bộ sản phẩm kích mọc tóc Kelina
Bộ sản phẩm kích mọc tóc Kelina được phát triển từ hoạt chất Redensyl, kết hợp với các thảo dược thiên nhiên

Tác động đồng hiệp lực từ Redensyl cùng các dưỡng chất thiên nhiên quý giá được ứng dụng công nghệ đột phá Liposome (Thụy Sĩ) giúp các hoạt chất phân tử siêu nhỏ dễ dàng thấm sâu vào nang tóc, tác động trực tiếp vào tế bào mầm, phân bổ nồng độ dưỡng chất đồng đều, phát huy tác dụng một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Hiệu quả combo mọc tóc Kelina đã được chứng minh lâm sàng, làm tăng sự phát triển của tóc lên + 214% sau 10 ngày, tương đương 28.200 sợi tóc mới sau 3 tháng so với không được điều trị. Kelina mang lại kết quả tốt hơn hai lần so với Minoxidil (thuốc điều trị rụng tóc).

  • Hoạt chất Redensyl tác động trực tiếp vào tế bào gốc nang tóc, kích hoạt mầm tóc mới, tăng tốc độ phát triển của tóc, giúp sợi tóc dày chắc khỏe.
  • Kelina được xem là chìa khóa trị rụng tóc dứt điểm vì có khả năng ngăn chặn hoạt động của hormone DHT gây teo nang tóc. Đồng thời còn bổ sung dinh dưỡng nuôi dưỡng nang tóc, giúp tóc khỏe từ bên trong. 
  • Các dưỡng chất tinh túy từ thảo dược thiên nhiên giúp ‘’bồi bổ’’ dinh dưỡng phong phú cho tóc, hồi sinh và nuôi dưỡng tóc từ gốc tới ngọn
  • Ngoài ra, dầu gội Kelina giàu dưỡng chất chống oxy hóa, kháng khuẩn giúp làm sạch da đầu, ngăn ngừa gàu và nấm ngứa. 

Ngoài việc chăm sóc, phục hồi mái tóc thưa mỏng, gãy rụng bằng bộ sản phẩm Kelina, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chăm sóc tóc một cách khoa học, hạn chế căng thẳng.. để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Click
Đăng ký