Gàu là một triệu chứng khá phổ biến ở cả nam và nữ do các tế bào da chết bị bong ra tạo nên vảy trắng. Gàu tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến tâm lý của người bị gàu gây mất tự tin và khiến người khác có ấn tượng không tốt. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tất tần tật về gàu, cách phân biệt gàu và da đầu khô, nguyên nhân, yếu tố gây nên gàu và cách điều trị, ngăn ngừa gàu hiệu quả.
1. Gàu là gì?
Gàu là hiện tượng da đầu bong tróc tạo thành vảy trắng li ti hoặc từng mảng lớn, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Theo hiện tượng sinh lý bình thường, trung bình cứ 1 tháng da đầu sẽ thay mới và loại bỏ lớp da chết bên ngoài 1 lần.
Tuy nhiên, ở người bị gàu, quá trình thay mới da đầu rút ngắn còn 2- 3 tuần, việc đào thải quá nhanh khiến da chết tạo thành mảng lớn được gọi là gàu. Người bị gàu nên điều trị sớm tránh trường hợp nặng hơn có thể gây viêm da đầu và rụng tóc hàng loạt.

2. Phân biệt gàu và khô da đầu
Hiện tượng da đầu khô và gàu đều tạo thành vảy trắng, gây ngứa ngáy khó chịu. Do đó khiến nhiều người nhầm lẫn chúng đều là gàu, tuy nhiên gàu và da đầu khô là 2 tình trạng khác nhau.
Phân biệt gàu và khô da đầu như thế nào:
- Khô da đầu là hiện tượng thường xảy ra khi thời tiết hanh khô, những ngày trời lạnh làm da đầu mất đi độ ẩm gây căng, ngứa ngáy, gãi mãi vẫn không hết ngứa. Người bị khô da đầu thường sẽ thấy những đốm trắng nhỏ li ti vướng trên tóc và trên vai áo trông rất mất thẩm mỹ. Những đốm trắng nhỏ đó là phần da chết chứ không phải gàu.
- Gàu cũng xuất hiện nhiều vảy trắng và ngứa nhưng gàu tạo thành từng mảng kích thước không đều nhau chứ không nhỏ li ti như da đầu khô.
- Gàu xuất hiện do các nguyên nhân như vi khuẩn kết hợp với da đầu dầu hoặc không thường xuyên gội đầu nên dầu thừa, bụi bẩn và da chết không được làm sạch tạo nên gàu.
- Gàu thường sẽ kéo dài đeo đẳng bạn quanh năm nếu không chữa trị nhưng với hiện tượng da đầu khô sẽ chỉ xuất hiện vào mùa đông, lúc thời tiết lạnh khô.

Việc xác định được tình trạng da đầu khô hay gàu có thể giúp bạn có được hướng chữa trị phù hợp nhất và không bị phản tác dụng khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn.
3. Nguyên nhân gây gàu là gì?
Biết được nguyên nhân khiến da đầu hình thành gàu sẽ giúp bạn ngăn ngừa tái phát gàu sau khi điều trị. Do đó, hãy đọc và kiểm soát xem bạn có mắc phải nguyên nhân gây ra gàu nào dưới đây không nhé:
- Da đầu nhiều dầu nhờn tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn và nấm phát triển mạnh mẽ tạo nên gàu.
- Không gội đầu thường xuyên: Thói quen lười gội đầu, để đầu bết 2- 3 ngày liên tục hoặc lâu hơn tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn phát triển gây ra gàu.
- Các bệnh lý như nấm da đầu, vảy nến cũng nguyên nhân gây ra hiện tượng gàu.
- Kích ứng với các loại dầu gội chứa nhiều thành phần silicone.
- Căng thẳng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể và dễ gây ra gàu.
- Để da đầu ẩm khi đi ngủ: Thói quen tắm trễ và để da đầu ẩm ướt đi ngủ sẽ tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển gây ra gàu.
- Thường xuyên dùng hóa chất tẩy, nhuộm, uốn tóc cũng khiến da đầu nhạy cảm, dễ kích ứng và hình thành gàu nhiều hơn.

Ngoài ra chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc ăn uống thiếu chất, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể cũng là nguyên nhân gây nên gàu, ngứa da đầu nữa đó.
4. Các yếu tố nguy cơ kích hoạt sự phát triển của gàu
Gàu có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi, giới tính, thời tiết nào nhưng những yếu tố dưới đây tạo điều kiện thuận lợi hơn để gàu hình thành và phát triển mạnh mẽ hơn:
- Giới tính: Theo nghiên cứu thì nam giới dễ bị gàu hơn vì tuyến bã nhờn của nam hoạt động mạnh mẽ hơn và hormone sinh dục nam cũng góp phần vào cơ chế sản sinh gàu.
- Độ tuổi: Những người ở độ tuổi từ 20- 30 tuổi dễ bị gàu hơn.
- Da đầu dầu: Dầu nhờn tiết ra nhiều là môi trường ưa thích của vi khuẩn gây nên gàu.
- Chế độ ăn uống: Khẩu phần ăn hàng ngày nếu không bổ sung đầy đủ kẽm, vitamin B và các chất béo cần thiết sẽ gia tăng nguy cơ bị gàu.
- Bệnh lý: Những người bị bệnh parkinson, đột quỵ, đau tim, hệ thống miễn dịch suy giảm thường có nguy cơ bị gàu cao hơn.

5. Điều trị bệnh gàu như thế nào?
Hầu hết những trường hợp bị gàu nhẹ sẽ dễ dàng cải thiện nếu gội đầu thường xuyên bằng dầu gội trị gàu để loại bỏ bụi bẩn, dầu nhờn và da chết. Những người đang bị gàu tuyệt đối không nên dùng những loại dầu gội chứa chất sunfat, điều này sẽ khiến tình trạng gàu nặng hơn.
Đối với trường hợp gàu nặng, nên dùng các loại dược mỹ phẩm có chứa các hoạt chất chống nấm như sau:
- Selenium sulfide: Hoạt chất này có tác dụng hạn chế các tuyến bã nhờn sản xuất dầu và kháng nấm.
- Kẽm pyrithione: Đây là hoạt chất làm chậm sự phát triển của nấm men.
- Axit salicylic: Giúp tẩy tế bào chết, loại bỏ da chết chưa được làm sạch.
- Nhựa than đá (hắc-ín): Chất chống nấm tự nhiên và có thể làm giảm sản xuất tế bào da dư thừa. Tuy nhiên hắc ín có thể làm phai màu tóc nhuộm và gây ung thư ở liều lượng cao nên cẩn thận khi sử dụng nhé.
- Climbazole: Là một chất chống nấm tại chỗ được dùng trong điều trị nấm cho những người bị viêm da tiết bã và bệnh chàm.
- Piroctone olamine: được dùng để kiểm soát & điều trị các vấn đề liên quan đến nấm, viêm tiết bã nhờn.
- Pantrofina® Remedy: Giúp cân bằng hệ vi sinh, điều tiết bã nhờn trên da đầu và giảm hiện tượng nhạy cảm quá mức của da, giảm gàu và ngứa đến 80% chỉ trong 7 ngày.
Trên đây là một số hoạt chất nên có trong các sản phẩm dầu gội hoặc serum điều trị gàu. Hiện nay có khá nhiều dòng dầu gội trị gàu chứa các hoạt chất trên, tuy nhiên nhược điểm của các dầu gội này là khiến tóc rất khô xơ.
Bật mí ngay cho những ai đang bị gàu một dòng dầu gội từ thiên nhiên có hiệu quả trị gàu sau 7 ngày mà vẫn mềm mượt, không gây khô căng da đầu và tóc khi sử dụng. Dầu gội sạch gàu Kelina chứa thành phần Pantrofina® Remedy cùng các chiết xuất lô hội, hành tây, cây phỉ, tràm trà,… giúp làm sạch sâu, hết gàu ngứa sau 7 ngày và cân bằng độ ẩm và dầu trên da đầu giúp tóc vẫn mềm mượt sau khi dùng.
Ngoài ra, dầu gội trị gàu Kelina có công thức cải tiến vượt trội với độ pH 5.5 vừa giúp cân bằng độ ẩm cho da đầu vừa ngăn ngừa gàu tái phát. Sản phẩm không chứa chất tạo mượt silicon, không paraben, không Ketoconazole- chất chống nấm gây hại cho sức khỏe.
Đặc biệt, bạn có thể yên tâm về chất lượng và độ an toàn vì sản phẩm đã được cấp giấy phép lưu hành trên cả nước từ Sở Y tế TP.HCM.
6. Cách ngăn ngừa gàu tái phát
Gàu rất dễ tái lại nếu bạn vẫn giữ thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống như cũ, do đó để ngăn ngừa gàu, nên chú ý những điều sau đây:
- Uống đủ mỗi ngày từ 1.5 – 2 lít nước để làm chậm quá trình các tế bào da chết đi và sừng hóa gây nên gàu.
- Ăn nhiều rau xanh và đồng thời bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, vitamin B6, sắt và các khoáng chất.
- Tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích
- Thường xuyên vệ sinh nón bảm hiểm, các loại nón đội hàng ngày.
- Sấy khô tóc trước khi ngủ
- Nên sử dụng các loại dầu gội từ thiên nhiên, không chứa hóa chất tạo mùi, silicon
- Gội đầu cách ngày thường xuyên.
Trên đây là những lý giải về hiện tượng gàu và cách điều trị hợp lý, đồng thời ngăn chặn tái phát gàu dành cho bạn. Hy vọng bài viết trên này hữu ích và có thể giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng gàu ngứa sớm nhất nhé.
Bài viết liên quan
Tổng hợp cách tăng cân cho người gầy lâu năm
Cách tăng cân cho người gầy lâu năm cần có sự kiên nhẫn cùng chế độ bổ sung dưỡng chất và thực phẩm đúng. Kèm theo đó là thay đổi cách ăn, cách ngủ, nghỉ và sinh hoạt. Gầy lâu năm, gầy kinh niên đã làm cho bạn gặp nhiều...
Tổng hợp 12 loại thức ăn tăng cân hiệu quả, dễ làm tại nhà
Chuối, đậu nành, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, thịt đỏ… đều là thức ăn tăng cân lành mạnh. Bạn có thể phối chúng cùng với thực phẩm hàng ngày để làm thức ăn tăng cân nhanh. Thức ăn tăng cân là những thực phẩm đem lại hiệu quả cao...
Cách tăng cân đơn giản dành cho người bận rộn
Cách tăng cân đơn giản nhất là giải pháp cải thiện cân nặng ít gây áp lực nhất. Chỉ cần bạn chỉnh lại chút thực đơn, ăn thêm bữa tối cùng chế độ sinh hoạt lành mạnh. Trong số các biện pháp lên cân thì cách tăng cân đơn giản...